Bồ tát địa tạng được sanh ra ở đâu ? Tại sao gọi ngài là địa tạng.

Đại nguyện địa tạng vương bồ tát

Tú Huyền xin thưa quý vị Bồ Tát địa tạng được sinh ra ở đâu, Dạ xin thưa là Tú Huyền không rõ, tại vì Bồ-Tát Địa Tạng không có mặt tại thế giới Ta-Bà này. Ngài là một vị Bồ-Tát được Đức Phật Thích Ca giới thiệu. Đức Phật Thích Ca giới thiệu có 1 vị Bồ-Tát hiệu là Địa Tạng Vương và phát nguyện của vị Bồ-Tát này là cứu khổ những chúng sanh ở cõi tối tâm. Chỉ riêng tên của Ngài thôi thì mình thấy cả 1 năng lực chuyên chở, âm ấp chuyển hóa địa tạng.

Như trong kinh định : Địa là dầy, chắc, tạng chứa đủ. Địa là đất, là dầy, là chắc, Tạng là chứa. Vậy thì trong đất này nói theo nghĩa thường là cái lòng đất chứa rất nhiều thứ như châu báo cũng có, rác rưới cũng có, tất cả mọi thứ đều nằm trong lòng đất. Tài nguyên thiên nhiên cũng nằm trong lòng đất

Nếu hiểu về nghĩa sâu sắc. Đất này tượng trưng cho TÂM, cái TÂM này chúng ta chứa đủ hết các loại và tâm này thấy vậy mà nó dầy và rất chắc. Ví dụ:

Thử mình giận một người nào, mình ghét bỏ một người nào, cả đời không xả nếu mình chưa tu. Thậm chí mình đi chùa rồi, học Phật rồi nhưng mà hận cái người đó, giận với người đó cả đời này không buông và thậm chí mình nói 1 câu khuyên như : thôi anh ơi, chị ơi bỏ đi đừng có giận nữa, đôi khi người ấy sẽ trả lời nói : không , Tôi không có giận, nhưng mà tôi không bỏ qua,… hiiii. Tuyên bố 1 câu xanh rờn vậy đó. Tại sao mình hông bỏ qua, tại vì mình chứa chặt quá mà theo như định nghĩa đó là địa ngục. Vì sao, vì khi tâm mình dày đặc một khối khổ đau đen tối thì đó là địa ngục.

Nếu tâm mình có ánh sáng, có sự tha thứ đó là thiên đường. Cho nên địa ngục và thiên đường nó chỉ là một thôi mà tùy theo cái TÂM mà chúng ta cảm nhận hết.

Địa tạng là gì ? Nếu nói theo nghĩa thường địa tạng là biểu tượng của 1 vị Bồ Tát mà vị Bồ Tát này tượng trưng cho một vị Bồ-Tát đất.

Người Nhật Bản thờ địa tạng giống như mình thờ Ông Địa vậy đó. Mình thờ ông địa là ông đất thì người nhật bản thờ Ngài Địa Tạng và bất cứ sống ở đâu cũng phải sống ở đất, Vậy thì mình thờ địa tạng là một vị Bồ Tát cứu khổ, một vị Bồ Tát bảo hộ cho đất mà người ta được sống. Cho nên đi tới đâu người ta cũng thờ địa tạng vì bât cứ nơi nào cắm bất kỳ vật gì xuống đều cắm xuống đất, muốn đi đâu cũng bước chân theo đất thì nếu không có Bồ Tát địa tạng bảo hộ chở che thì làm sao chúng ta có thể sống bình an. Cho nên Người Nhật đều kính ngưỡng Bồ-Tát địa tạng như người Việt Nam mình thờ Ông Địa, hay mình thờ Đức Quan Âm Cứu Khổ vậy đó và đó là tín ngưỡng của người Nhật Bản.

Và đồng thời nói 1 cách gần hơn bất cứ việc gì chúng ta làm, dù lớn, dù nhỏ, dù thiện, dù ác đều xuât từ TÂM cũng giống như tất cả chúng ta đi bất cứ bước chân nào mà không chạm đất mà không ở trên mặt đất, ví dụ mình ở nhà mà nhà chúng ta cất từ mặt đất. Vì vậy bất cứ chúng ta ở cũng phải chạm đất thì không có việc gì chúng ta làm không xuất từ TÂM.

Nếu chúng ta không biết kiên trì cái tâm đó, không biết sáng soi cái tâm đó thì cái TÂM này mê mờ và không có vững. Sáng soi bằng cách như Linh Châu của ngài Địa Tạng cầm, kiên trì bằng cách như cây thước trượng ngài Địa Tạng và giải thoát bằng cách như cái pháp y Ngài Địa Tạng đấp và cái y của 1 Tỳ Kheo là cái đầu cạo tượng trưng cho một người tu, mà người tu tượng trưng cho sự giải thoát, Y Cà Sa, Cạo Đầu tượng trưng cho một người xuất gia và người giải thoát và người tu đó muốn duy trì các mảnh đất này, nói theo 1 cách khác muốn duy trì nguồn tâm này thì người đó phải có Tâm giải thoát, phải có ý chí kiên trì, phải có trí tuệ sáng mới đưa cái tâm này ra khỏi địa ngục được

Có 1 điểm đặc biệt cần để ý. Tất cả các vị Bồ Tát đều có tóc, đeo vàng vòng, đeo dây chuyền, bông tai chỉ có duy nhất Địa Tạng Vương Bồ Tát không có. Bồ Tát địa tạng chỉ Đầu tròn , áo vuông tướng của 1 thầy Tì Kheo đó là tượng trưng cho 1 người giải thoát, người muốn ra khỏi địa ngục chỉ khi nào TÂM muốn mới được giải thoát và ý chí phải kiên trì, phải có sự sáng suốt mới đem bao nhiêu cái hạt giống tốt trồng trong đất TÂM này. Hãy tự kiểm lại, có việc gì mà không xuất từ Tâm. Ví dụ

Nếu chúng ta muốn đến chùa hay đạo tràng nghe Thầy giảng pháp, nếu không có Tâm thì làm sao chúng ta đến và nghe Thầy giảng pháp. Nếu người Thầy không có lòng, không có Tâm cũng chẳng tổ chức được buổi pháp thoại. Rồi trong chùa không có lòng, không có tâm cũng không thể hổ trợ trong công việc tu tập được. cho nên tất cả làm việc gì đều từ Tâm hết. Nhưng nên nhớ Tâm này là Tâm của 1 vị Bồ-Tát Địa Tạng cũng giống như mình trồng hay cất nhà mà không nương vào mặt đất mà chúng ta làm được, làm bất cứ việc gì nương vào cái Tâm mình làm, có thể làm việc đó người ta có thể hiểu lầm, nhưng tự mình biết tâm mình hiểu và suy nghĩ gì, có lòng mình đã đến với người đó như thế nào, cho nên mình làm mà người ta hiểu lầm mình cũng không sao đâu nhưng đừng có từ tâm ác là chúng ta đã vui rồi. Cho nên chúng ta làm bất cứ gì đều nhìn lại Tâm.

Xem thêm : Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai ? Công hạnh của Bồ-tát Địa Tạng.

TỤNG KINH ĐỊA TẠNG CÓ CẦN ĐÚNG GIỜ KHÔNG ?

Tụng kinh niệm Phật chính là giờ hành trì của mình, dĩ nhiên tốt nhất mình có thể giữ được thời khóa đúng giờ. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn là những người còn sống ở ngoài, chúng ta cần phải ủy chuyển thời gian miễn sao ngày đó có thời giờ chúng ta tu tập.

Vì Tu Tập là chuyển hóa chứ không phải vấn đề mình trung thành với giờ giấc với người âm. Giờ nào cũng có người âm. Nếu người âm lở 9 giờ tối không nghe thì cũng có người khác tụng thì sẽ đến nơi đó nghe. Nếu mình tụng 10 giờ thì giờ âm đó nghe.

Ví dụ : Mình tụng bên Canada mình tụng lúc 9 giờ thì ở Cali là 10 giờ trong khi đó Việt Nam là 11 giờ khuya rồi những nơi khác là 9h tối, 7h sáng, v.v.. Thì mình phải tùy mình ở đây thôi. Ở đây mình tụng máy giờ thì tụng rồi các nơi tùy thời gian quý vị tham dự được giờ nào thì quý vị tham dự, người ta bỏ lở thời gian ngày thì người ta nghe cái khác. Thật ra không có giây phút nào không có người tụng kinh. Ví dụ thời gian này mình nói pháp thì giờ này cũng có người tụng kinh thì giông nào không thích nghe pháp thì đến nơi nào đó tìm kinh mà nghe, cho nên đừng có lo chuyện đó. Vì vậy nếu mình vì công việc mình , thì mình phải như vậy thôi.

Dĩ nhiên mình sắp được cái thời khóa là tốt nhưng mà của chúng ta là trường hợp du di với việc đó. Tại vì đâu phải có giờ ép buộc trả bài với Phật để Phật lấy điểm với mình đâu. Mình xong hết công việc rồi mình lên thời khóa để tu tập trở về với chính mình. Mình tịnh tu chứ không phải là vấn đề trả bài cho Phật hay chúng ta trả lễ cho Phật mà chúng ta phải như vậy. Không có thần thánh nào phạt mình tụng kinh trễ hết.

Nếu có lời khuyên cho việc tụng kinh thì nên khuyên nếu tụng kinh sớm được thì tốt, mình nói như thế nào để cho người Phật Tử đó không có cảm giác như hù dọa, chú không thì tu 1 chập thì Đạo Phật sẽ bị nói là bị Hù Dọa, rất tội nghiệp cho Đạo Phật!

A Di Đà Phật.

Xem thêm bài viết của ngài Địa Tạng Vường Bồ Tát Bổn Nguyện:

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *