Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai ? Công hạnh của Bồ-tát Địa Tạng.

Đại nguyện địa tạng vương bồ tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á và thường được hình dung như một tỉ-khâu phương Đông. Ông là một trong Sáu vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa, cùng với năm vị khác bao gồm Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát.

Đặc biệt, Địa Tạng Bồ-tát được biết đến qua lời nguyện cứu độ mọi sinh linh trong chuỗi luân hồi, từ thời điểm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn cho đến khi Bồ Tát Di Lặc xuất hiện. Ngài cam kết không bước lên con đường thành Phật cho đến khi cõi địa ngục trở nên trống rỗng, và đều đặn nguyện thề không chứng Phật quả nếu địa ngục vẫn còn chứa đầy (Địa ngục không trống, Thề không thành Phật). Vì vậy, Ngài Địa Tạng thường được coi là vị Bồ Tát chăm sóc chúng sinh dưới địa ngục và là giáo chủ của cõi U Minh.

Ý nghĩa tụng kinh địa tạng và khi nào tụng kinh địa tạng ?

Kinh địa tạng là nói câu nói tắt của dân gian, tên đầy đủ của bộ kinh này là : “KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC.” và được dịch rõ ra nói về bổn nguyện, công đức của Bồ Tát Địa Tạng.

Địa tạng được tượng trưng cho TÂM, và chính cái TÂM mới luôn xuât được những thể nguyện của chính mình và chính thể nguyện đó mới sanh ra các công đức. Cho nên được gọi trọn vẹn đầy đủ là Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức.

Nếu không có bổn nguyện thì chúng ta sẽ không làm. Nguyện là ước cái điều mà chúng ta phát nguyện. Nhờ chính phát nguyện đó mới sanh ra công đức.

Vậy kinh mà trở về nguồn tâm của mình để mình lập nguyện, để mình tạo công đức có cần thời gian nào để tụng không hay có thể tụng bất cứ lúc nào. Vì vậy , bất cứ lúc nào, hoàn cảnh nào, thời lúc nào cũng có thể tụng kinh địa tạng.

Đọc kinh địa tạng vương bồ tát bổn nguyện mở ra thì thấy toàn là nói những chuyện địa ngục, chuyện tội lỗi,… Dạ Thưa đại chúng, nếu mà mình nhận sự thôi, mình tu cũng tốt. Còn nếu mà mình nghe quý Thầy giảng cái lý sâu màu của Địa Tạng để chúng ta hiểu được tường tận giữ sự và lý của kinh địa tạng thì chúng ta trọn vẹn công đức.

Công đức của chúng ta ở đây là gì ? chúng ta thể hiện sự nhưng mà chúng ta hiểu được cái lý. Mà lý đã hiểu rồi chẳng những không bỏ sự.

Sự là gì ? Sự ở đây chính là hình tướng, là sự việc

Lý là gì ? Lý trong kinh địa tạng có nghĩa là ý nghĩa thâm sâu, nếu chúng ta hiểu lý mà chúng ta không bỏ sự thì chừng đó có phải là thật sự đúng là công đức bổn nguyện không ?

Ví dụ : Mình cúng nước trên bàn thờ chẳng qua là 1 cái biểu tượng, nước là tượng trưng cho thanh lương, trong sạch, định tĩnh. Cho nên cúng chung nước trên bàn thờ để nhắc nhở mỗi người chúng ta phải luôn luôn trong sạch, vắng lặng như nước.

Nếu hiểu được cái lý đó, ôi thôi vậy dẹp khỏi cúng, chỉ cần biến tâm ta tịnh được rồi ? Nếu mình hiểu được lý và mình không bỏ sự. Mình để chung nước để hiển sự, để cái ly nước đó, để làm cái biểu hiện, biểu thị cho sự, để có cơ hội để chỉ ly nước mình sẽ nói lý cho người khác nghe.

Tại vì nếu chúng ta không bày ly nước, người ta không khởi tâm thăc mắc tại sao phải cúng nước, nếu không cúng nước thì làm sao có cơ hội giải thích cho người ta nghe, đúng không ?

Như vậy chúng ta hiểu lý mà chúng ta không bỏ sự, chừng đó chúng ta lý sự liên viên, mà lý sự thì công đức trọn vẹn bổn nguyện.

Địa tạng : Địa là đất, Tạng là chứa mà đất thì phải chứa, mà đất này chính là đất tâm. Đức tâm của mình chứa thiện, chứa ác, chứa đủ tất cả mọi hạt giống nhưng mà nhờ bổn nguyện, cho nên dù bất cứ hạt giống nào gieo vào trong tâm, mình cũng biến nó ra thành những hạt giống tốt hết.

Như vậy trong kinh địa tạng nói về sự thì mình hành sự cũng tốt, nhưng mà mai chiều kia mình hiểu được cái lý rồi vẫn không bỏ sự. Nhưng mà bây giờ chúng ta hành sự và có lý cho nên dẹp nó đi vì hoàn cảnh nào đó cũng không thấy thiếu thốn, để đây cũng không phải là dư.

Khi chúng ta đã hiểu được lý và sự rồi , chúng ta du nhập với tất cả mọi nơi mà cái này là lý của Kinh Hoa Nghiêm. Trong kinh Hoa Nghiêm nói 4 chuyện : ” Sự Sự Vô Ngại, Lý Sự Vô Ngại” khi mà chúng ta lý vô ngại, sự vô ngại, sự lý vô ngại, sự sự vô ngại đó là tâm chúng ta dung nhiếp được hết.

Vô ngại là gì ? Khi chúng ta thông suốt được rồi, chúng ta hài hòa, chúng ta hội nhập với cả pháp giới này, với tất cả việc làm này sẽ không có gì trở ngại hết.

Trở về lại Kinh Địa tạng cho câu hỏi khi nào tụng kinh địa tạng ? xin trả lời là bất cứ lúc nào cũng có thể tụng kinh địa tạng, nói 1 cách khác địa tạng chính là trở về với tâm. Trong kinh địa tạng được mở đầu 1 cái chuyện là đại hội vân tập, tất cả vân tập là ở cõi trời đao lợi.

Như vậy Phật, Bồ tát, mọi người, quỷ thần đều có mặt trong pháp hội đó. Đó chính là giây phút mọi người nên hướng thượng hết. Tất cả các loài đều hướng thượng, cho nên tất cả đều có mặt ở cõi trời đau lợi.

  • Địa là dày chắc, Tạng chứa đủ
  • Cõi nước phương Nam nổi mây thơm
  • Rưới hương, rưới hoa, hoa vần vũ
  • Mây xinh, mưa báu số không lường.
  • Lành tốt, trang nghiêm cảnh dị thường
  • Người, trời bạch Phật: nhân gì thế?
  • Phật rằng: Địa Tạng đến thiên đường!
  • Chư Phật ba đời đồng khen chuộng
  • Mười phương Bồ-tát chung tin tưởng
  • Nay con sẵn có thiện nhân duyên
  • Ngợi khen Địa Tạng đức vô lượng.

Phật, Bồ Tát đều tin tưởng quy y với địa tạng, như vậy có phải là quy y với tâm không ạ ? Nếu tu mà không trở về với tâm thì chúng ta không làm được điều gì hết. Cho nên bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể tụng kinh địa tạng và không cần đợi tới cầu siêu mới tụng kinh địa tạng, cầu an cũng được và cầu bất kỳ chuyện gì mà chúng ta tụng, chúng ta hiểu được thì rất tốt.Biết tránh ác làm lành là đúng bổn nguyện của mình rồi

Tại sao các chùa từ mùng 1 đến rầm thì tụng kinh vu lan và sau rầm tháng 7 tụng kinh đại tạng, sao không tụng kinh khác mà các chùa đều tụng như vậy ?

Trước hết nói các chùa thì phải xác định là các phật giáo theo Bắc Tông, còn các chùa theo Phật Giáo Nam Tông không có tụng vì bên Nam Tông không có kinh địa tạng, bên đó có 1 phần kinh riêng còn băc tông có 1 quyển kinh địa tạng theo phật giáo đại thừa thì có kinh địa tạng và các chùa theo Phật Giáo Đại Thừa đều tụng.Tại sao phải tụng ở thời điểm đó , có 2 lý do

  • Mùa vu lan còn được gọi là mùa xá tội vong nhân, mùa này mọi người đều hỷ sả cho nhau, lấy cái hình ảnh địa ngục làm mẫu làm chuẩn, sả hết cái tội nhân dưới địa ngục thì mùa đó chúng ta đây cũng thực tập để tha thứ tất cả những ai lầm lỗi của mình như vậy mới đúng là tinh thần làm lễ vu lan báo hiếu. Nếu còn hận người này, giận người kia thì chúng ta vẫn chưa sá tội vong nhân.
  • Vì mua vu lan để mình cầu siêu cho ông bà tổ tiên cho nên mùng 1 đến rấm tháng 7 đó là mùa vu lan chúng ta tụng vu lan và sau vu lan rồi chúng ta vẫn còn trong mùa báo hiếu cho nên tụng địa tạng để cầu an , cầu siêu cho ông bà , tổ tiên còn tại thế hoặc qua nạn

Cái ý thứ thứ 2 là vì trong ngày 30 tháng 7 âm lịch là ngày vía của bồ tát địa tạng vì vậy chúng ta tụng kinh địa tạng vào dịp đó, trước là cầu nguyện cho ông bà, gia đình, 2 là kỷ niệm của bồ tát địa tạng vương. Vì vậy đó là lý do tại sao các chùa bắc tông thường tụng kinh địa tạng từ rầm cho tới 30 vì 30 tháng 7 là vía của bồ tát địa tạng.

Công hạnh của Bồ-Tát Địa Tạng

Bồ-Tát Địa Tạng là một vị Bồ-tát có mối liên kết mặt tâm sâu sắc với chúng sanh trong thế giới Ta-bà. Ông được giao trọng trách làm giáo chủ cõi Ta-bà trong khoảng thời gian Đức Thế Tôn nhập diệt, khi Bồ-tát Di Lặc vẫn chưa thành Phật.

Trong Kinh Địa Tạng, phần Phân Thân Tập Hội thứ 2, Đức Phật Thích Ca, trước khi nhập Niết-bàn, đã truyền lời phó chúc cho Địa Tạng: “Địa Tạng, hãy ghi nhớ! Hôm nay, Ta ở cung trời Đao Lợi, trong đại hội có tất cả chư Phật, trời, rồng, bát bộ và nhiều hơn nữa, đến trăm ngàn muôn ức không thể nói. Đem trời, người và tất cả các chúng sanh chưa thoát khỏi tam giới, chúng còn ở trong nhà lửa, Ta giao phó cho ông. Hãy đảm bảo rằng chúng sanh không rơi vào con đường ác dù chỉ là trong một ngày đêm.” Lời tiên tri đó đã củng cố vị thế và niềm tin vững chắc của Đức Phật đối với Bồ-tát Địa Tạng, vì Ngài biết rằng trong giai đoạn “tiền Phật-hậu Phật” này, khi Phật pháp ngày càng suy tàn và chúng sanh ngày càng khó độ, chỉ có một Bồ-tát như Địa Tạng, với tâm nguyện và sức mạnh kiên cường, mới có thể chịu trách nhiệm giáo hóa chúng sanh.

Danh xưng “Địa Tạng” được giải thích trong các kinh luận là biểu tượng cho tâm nguyện và ý chí kiên cường của Bồ-tát. Trong Kinh Tựa Địa Tạng, có nói: “Địa là vững chắc, Tạng chứa đủ.” Trong Thập Luận của Địa Tạng, mô tả: “An nhẫn bất động như đại địa, vắng lặng sâu kín giống như kho tàng, vì vậy được gọi là Địa Tạng.” Kinh Phương Quảng Thập Luận thêm rằng: “Địa Tạng là kho báu giấu kín trong lòng đất.” Tóm lại, danh xưng Địa Tạng ám chỉ rằng trong tâm hồn có chứa vô số báu vật Phật pháp, có thể mang lại vô số công đức cho chúng sanh.

Bồ-tát thường hiện thân ở thế giới Ta-bà dưới nhiều hình tướng khác nhau để giáo hóa chúng sanh. Tuy nhiên, chúng ta thường biết đến Địa Tạng qua hình ảnh của một Tỳ-kheo, thân tướng trang nghiêm, tay phải cầm trượng, tay trái cầm hạt minh châu, đầu đội mũ tỳ lư quán đảnh, đứng hoặc ngồi trên con Đế Thính. Lý do Ngài hiện thân ở dạng Tỳ-kheo là vì mục tiêu chính của Ngài là cứu độ chúng sanh khỏi cảnh giới sanh tử, do đó hình ảnh của Ngài thường được liên kết với việc giải thoát và xuất gia. Tay phải cầm trượng, trên trượng có mười hai khoen, thể hiện việc sử dụng pháp Thập Nhị Nhân Duyên để giáo hóa chúng sanh. Tay trái cầm hạt minh châu biểu tượng cho trí tuệ. Bồ-tát với trí tuệ rộng lớn thường soi sáng mọi nơi, giúp chúng sanh thoát khỏi bóng tối. Con Đế Thính, là linh thú, biểu trưng cho việc Ngài đã tinh tâm thanh tịnh, an lập các pháp thức và đạt thành tựu cảnh giới thiền định.

Kinh Địa Tạng đề cập đến tiền thân hành Bồ-tát đạo của Ngài. Trong một kiếp, Bồ-tát là con của một vị trưởng giả, nguyện vọng trở nên giống như chư Phật về hình thể. Ngài thề nguyện giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ nạn. Trong một kiếp khác, Ngài làm một cô gái trong dòng Bà La Môn, mẹ Ngài không tin vào nhân quả. Bồ-tát Di Lặc, vì muốn cứu độ mẹ, đã lòng thành cầu thỉnh Phật cứu mẹ. Còn trong một kiếp khác, Ngài làm vua của một nước nhỏ, cùng với vua của một nước lớn, cả hai vua đều nhận ra tình trạng xấu đẹp của nhân dân và thề nguyện giải thoát khỏi khổ nạn.

Hoặc Ngài có thể xuất hiện dưới hình dạng của cô gái Quang Mục, cầu nguyện để cứu độ mẹ thoát khỏi địa ngục. Những tiền thân này khiến cho chúng ta thấy rõ nguyện lực tốt đẹp và vĩ đại của Bồ-tát Địa Tạng. Hạnh nguyện nổi bật của Ngài bao gồm hai điểm chính: lòng hiếu đạo và nguyện lực độ tận cảnh giới chúng sanh.

Xem thêm bài viết liên quan:

0/5 (0 Reviews)