Sự khác biệt giữa Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát vs Mục Kiền Liên Bồ Tát

Ở trong chùa Việt Nam thường thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát song song với Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Về hình ảnh của Địa Tạng Bồ Tát thường lầm với Mục Kiền Liên hoặc Đường Tam tạng tức là ngài Huyền Trang vì có cách ăn mặc tương tự nhau.

Dạ xin thưa quý Phật Tử, cho dù là Đức Mục Kiền Liên, Chọ dù Đức Địa Tạng và ngay cả ngài Huyền Trang đầu đội mão tỳ lư, tai cầm tích trượng là do hình ảnh mà phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trung Hoa vẽ để biểu tượng.

Thật ra ngài Mục Kiền Liên ngày xưa là ở Ấn Độ, ngài cũng quấn y như Đức Phật và không có đội mão. Sau này theo tinh thần của Mật Giáo mới có mão tỳ lư để trong đàn tràng và sau này của vị Bồ Tát Địa Tạng, hình ảnh Mục Kiền Liên là 2 hình ảnh đi xuống địa ngục để cứu độ những người nơi địa ngục cho nên có hình ảnh đầu đội mão, tay cầm tích trượng và đáp y màu đỏ. Nếu là hình ảnh gốc chắc có lẻ không phải như vậy

Khi vào chùa mà thấy 1 tôn tượng được thờ ở trong chánh điện đó chính là vị bồ tát Địa Tạng chứ không phải là bồ tát Mục Kiền Liên chứ không phải là ngài Đường Tam Tạng ( Trần Huyền Trang )

Sau này vào chùa thỉnh thoảng chúng ta thấy Thờ Thích Ca ở giữa, có 2 vị đệ tử đứng hầu 2 bên và chấp tay cung thủ thì đó chính là hình ảnh của 2 ngài Đại Ca Diếp và ngài A Nan. Ngài A Nan là thị giả của Phật. Ngài Ca Diếp là vị đại đệ tử của Phật nên để 2 ngài làm tiêu biểu. Thời xưa đứng 2 bên ngài chính là ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên, với những năm đầu của Đức Phật Thành đạo, 2 vị gần gữi chăm sóc đó là Mục Kiền Liên và Ngài Xá Lợi Phất.

Địa Tạng Vương Bồ TátMục Kiền Liên Bồ Tát
Hình Tướng+ Ngài ngồi trên tòa sen do Đề Thính đỡ hoặc đứng trên tòa sen, với đầu đội mão tỳ lư.
+ Tay trái cầm viên ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng tối và Tay phải cầm tích trượng để mở cửa địa ngục.
+ Thường không đội mão.
+ Thường xuất hiện mặc y vấn, Tay phải cầm tích trượng, và tay trái không cầm gì, có thể cầm bình bát để mang cơm dâng cho mẹ đang thọ khổ ở địa ngục.
Thời gian lịch sử+ Là 1 trong 6 vị đại bồ tát lớn : Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát.
+ Ngài đã có mặt trong vô lượng kiếp về quá khứ, là Bồ Tát đại từ đại bi thệ nguyện.
+ Trong kinh địa tạng ghi chép Ngài là người con gái tên là Quan Mục rất có lòng hiếu thảo với mẹ
+ Xuất hiện khi đức Phật Thích Ca còn tại thế, là một trong mười đại đệ tử của Ngài.
+ Đắc chứng A La Hán, là thần thông đệ nhất.
Hạnh Nguyện:+ Đặt lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh, đảm bảo tất cả thoát khỏi chốn địa ngục.
+ Lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh và đất, làm chủ cõi U Minh.
+ Cứu mẹ thoát khỏi địa ngục và cả chúng sinh khỏi khổ đau.
+ Khuyến khích lễ Vu Lan Bồn, cúng dường mười phương để giải đảo khổ báo.
Phương Pháp Hành Sự:+Có hình ảnh Quang Ngục cứu mẹ trong vô lượng kiếp về quá khứ.
+ Đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phong Bồ Tát Địa Tạng làm U Minh Giáo Chủ, cứu độ các linh hồn tội lỗi đang bị đọa ở U Minh Địa Giới.
+ Tổ chức buổi đại lễ trai tăng cúng dường vào ngày lễ Tự tứ mãn hạ, để cầu nguyện cho mẹ.
+ Được dạy bởi Đức Phật Thích Ca thực hiện lễ Vu Lan Bồn để giải đảo khổ báo.
Điểm NhấnMẹ của Quang Mục tạo ra vô số ác nghiệp, và Quang Mục phát nguyện cứu mẹ khỏi địa ngục.Mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên trước đây là người tham sân si, gian ác, nhưng nhờ lễ Vu Lan Bồn mà được siêu thoát và hưởng phước báu.
Bảng so sánh sự khác nhau giữa Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Tóm lại, cả hai vị Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát không phải là 1 mà là 2. Tuy có sự khác nhau về hình tướng, khác nhau về hạnh nguyện nhưng có điểm chung các ngài đều có Tâm rộng lớn đó là cứu độ chúng sanh và có lòng hiếu thảo, cứu được người mẹ của mình thoát khỏi địa ngục khổ sở. Cả 2 ngài đều có hạnh nguyện vĩ đại để cho Phật Tử chúng ta, những người con Phật, đệ tử Phật để học hỏi Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện, làm theo để sẵn sàng cứu độ tất cả chúng sanh đang còn mắc kẹt trong cuộc đời này, những chúng sanh còn tối tăm khổ sở và nguyện làm theo Đức Mục Kiền Liên để làm con hiếu thảo.

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Nam Mô Địa Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Nam Mô Địa Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Nam Mô Địa Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Xem thêm bài viết của ngài Địa Tạng Vường Bồ Tát Bổn Nguyện:

5/5 (1 Review)